alt

NHỮNG CÂY THUỐC VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG CHỐNG SƯNG PHÙ NỀ, KHÁNG KHUẨN

  Thứ Mon, 03/08/2020

NHỮNG CÂY THUỐC VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG CHỐNG SƯNG PHÙ NỀ, KHÁNG KHUẨN

1: Cây Huyết Giác và vị thuốc Huyết Giác

Tác dụng dược lý:

  • Chống đông máu: Theo y học hiện đại, dịch lấy từ nước cây huyết giác có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa sự hình thành của các khối huyết. Theo thì nghiệm trên ống kính, dịch chiết ra từ huyết giác có tác dụng ức chế việc kết tập các tiểu cầu. Vì thế, dịch chiết huyết giác này có công dụng chống đông máu hiệu quả.
  • Huyết giác với công dụng kháng khuẩn: Dịch chiết từ huyết giác có tác dụng ức chế sự phát triển của Staphylococcusaureus, vì vậy, có công dụng kháng khuẩn tốt. Ngoài ra, khi thí nghiệm trên ống kính, huyết giác còn có tác dụng ức chế một số loại nấm gây ra bệnh.

                    Sơ bộ nghiên cứu tác dụng giãn mạch trên tai thỏ, thấy chất tan trong rượu với nồng độ 1/270 có tác dụng giãn mạch (báo cáo tốt nghiệp của Đặng thị Mai An, Hà nội, 1961)

Công dụng và liều dùng:

  • Vị đắng chát, tính bình. Quy kinh Can, Thận
  • Dùng uống: Chấn thương máu tụ sưng đau, sau đẻ huyết hôi ứ trệ, bế kinh.
  • Dùng ngoài: Vết thương chảy máu, vết thương mụn nhọt lâu lành không liền khẩu.
  • Nhân dân dùng chữa những trường hợp ứ huyết, bị thương, máu tím bầm không lưu thông. Dùng cho cả nam và nữ.  Nguồn trong sách “ NHỮNG CÂY THUỐC & VỊ THUỐC VIỆT NAM - Gs Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi – Trang 52 ” của NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC và duoclieu.edu.vn
  • Chỉ huyết, hoạt huyết, sinh cơ hành khí.
  • Hoa ăn được, Huyết giác được dùng chữa bị thương máu tụ sưng bầm, đòn ngã tổn thương, bế kinh, tê môi, đau lưng nhức xương và đơn sưng, u hạch, mụn nhọt. Dùng ngoài đắp bó gãy xương. Ngày dùng 8-12g sắc uống Hoặc dùng ngâm rượu uống hoặc xoa.

Kiêng kỵ:

Phụ nữ có thai không nên dùng.

2: Cây Tô Mộc và vị thuốc Tô Mộc

Tác dụng dược lý

  • Phòng đông y thực nghiệm của Viện vi trùng Việt nam ( 1961 ) (nay là Viện Pasteur Hà nội) đã nghiên cứu thấy nước sắc tô mộc có tác dụng kháng khuẩn rõ đối với các vi khuẩn Staphylococcus 209P,Shigella dysenteriae, Sh. flexneri, Bacillus subtilis…ngoài ra có tác dụng yếu trên một số vi khuẩn khác. Tác dụng kháng sinh này không bị nhiệt, dịch vị và dịch tụy tạng phá hủy. Nguồn trong sách “ NHỮNG CÂY THUỐC & VỊ THUỐC VIỆT NAM - Gs Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi – Trang 52 ” của NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC và duoclieu.edu.vn

Công dụng và liều dùng: Trích trong sách “ NHỮNG CÂY THUỐC & VỊ THUỐC VIỆT NAM - Gs Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi – Trang 52 ” của NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC

  • Vị ngọt, bình, không độc, vào 3 kinh tâm, can, tỳ. Có tác dụng hành huyết, thông lạc, khứ ứ, chỉ thống ( giảm đau ), tán phong, hòa huyết, chửa đẻ xong mất kinh, loạn kinh, ứ huyết sau khi sinh, ung thũng, bị đánh tổn thương.
  • Nhân dân dùng làm thuốc săn da, cầm máu trong các trường hợp tử cung chảy máu, đẻ mà mất máu quá nhiều, choáng váng, hoa mắt. ( Những cây thuốc và vị thuốc việt nam – Gs Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi – Trang 60 ).

         – Theo dược điển Trung quốc, tô mộc cải thiện tuần hoàn máu làm mất đi sự ứ huyết, giảm viêm và giảm đau.

            Phụ nữ mang thai không được dùng.

3: Cây Ngải Cứu

Công dụng và liều dùng:

  • Vị thuốc có tính hơi ôn, vị cay dùng làm thuốc ôn khí huyết, trực hàn thấp, điều kinh, an thai, dùng chữa đau bụng do hàn, nôn mửa, giúp sự tiêu hóa, kinh nguyệt không đều, thai động không yên, thổ huyết, máu cam.

  Tăng cường sức khỏechống mỏi mệt:

- Nấu nước lá ngải cứu, cho vào bồn tắm, nằm ngâm thân mình vào nước này. Làm theo cách này có tác dụng tẩy tế bào chết, làm mềm da và các vết chai, giúp máu lưu thông mạnh hơn, làm dịu các cơ đang bị đau và các chỗ bị sưng hay viêm.

- Uống trà ngải cứu: dùng một thìa lá ngải cứu khô băm nhỏ cho vào cốc nước mới sôi. Đậy kín, sau 3 - 5 phút có thể uống, thêm một chút đường sẽ dễ uống hơn. Phương pháp uống trà này giúp lưu thông mạch, trừ rôm sảy, giảm viêm sưng, rất tốt cho các bà mẹ đang cho con bú và những người cần được bồi bổ.

Bổ não, tỉnh thần, làm nhẹ đầu sáng mắt: Lá ngải cứu khô cho vào vải, làm thành cái gối để gối đầu. Phương pháp này trước đây thường được các đạo sĩ, các bậc tu trì dùng, giúp cho đầu óc của họ lúc nào cũng nhẹ nhàng, thanh thản, những người thường xuyên bị đau đầu do stress, do áp lực công việc, dùng gối đầu bằng ngải cứu sẽ tìm thấy niềm “thanh thản, nhẹ nhàng, khoan khoái”…Theo SỨC KHỎE & ĐỜI SỐNG – Cơ quan ngôn luận Bộ Y Tế - NGÀY 18 THÁNG 06, 2018

 

4: Cây Đương Quy

Thành phần chủ yếu:

Butylidene phthalide, n-valerophenone-o-carboxylic acid, dihydrophthalic, sucrose, vitamine B12, carotene, beta-sitosterol.

Tác dụng dược lý:

A.Theo Y học cổ truyền:

Vị ngọt cay ôn, qui kinh Can Tâm Tỳ.

Đương qui có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, chỉ huyết. Chủ trị chứng tâm can huyết hư, kinh nguyệt không đều, đau kinh, tắt kinh, các bệnh thai tiền sản hậu, tổn thương do té ngã, đau tê chân tay (tý thống ma mộc), nhọt lở loét (ung thư sang thương), chứng huyết hư trường táo kiêm trị khái suyễn.

Ứng dụng lâm sàng: Đương qui là vị thuốc dùng nhiều nhất trên lâm sàng Đông y. Trường hợp cần dưỡng huyết thông mạch thì dù là huyết chứng, hư chứng, biểu chứng hay ung nhọt ngoài da đều dùng được Đương qui. Dưới đây là một số các ứng dụng đã sử dụng trong

 1. Trị ứ huyết chân tay do té ngã chấn thương: phần mềm sưng đau, hoặc viêm tắc động mạch, dùng Đương qui hoạt huyết trục ứ, dùng bài: Hoạt lạc hiệu linh đơn:

2. Trị ung nhọt kéo dài ( ung thư, thoát thư, lở kéo loétt kéo dài khó lành, viêm tắt động mạch.) Tứ diệu dũng an thang

3. Trị đau nửa đầu: mỗi lần uống Đương qui tố 100mg, ngày 3 lần. Đã theo dõi 35 ca, có kết quả 82,9% (Đường vạn Nghi và cộng sự, theo dõi kết quả điều trị đau nửa đầu bằng cho uống Đương qui tố, Báo Y học Bắc kinh 1988,2:95).

4. Trị đau lưng đùi: Chích vào điểm đau dịch tiêm Đương qui và Xuyên khung ( một số ít chích bắp hoặc chích huyệt), hàng ngày hoặc cách nhật, 10 ngày là một liệu trình, có kết quả dùng tiếp, không kết quả ngưng dùng. Đã chữa trị hơn 1000 ca có đầy đủ tư liệu: 337 ca khỏi 215 ca, tiến bộ 112 ca, không kết quả 10 ca, tỷ lệ kết quả 97% ( Chu dụng Hào, Phép hoạt huyết hóa ứ trị lưng đùi đau. Tân trung y 1980,2:34).

5. Giảm đau sau phẫu thuật ngoại khoa lồng ngực: Sau phẫu thuật trước khi đóng lồng ngực, chích dịch tiêm Đương qui 5% vào vùng miệng phẫu thuật trên dưới 1 -2 gian sườn bao gồm vùng gian sườn có ống dẫn lưu, mỗi gian sườn 5ml. Đã trị 105 ca, kết quả tốt 84 ca, khá 16 ca, kém 5 ca, tỷ lệ số tốt và khá là 95,2% ( Khoa Ngoại Tổng Y viện Giải phóng quân Bắc kinh, dùng dịch tiêm Đương qui chống đau sau phẫu thuật lồng ngực, Tạp chí Tân y dược học 1976,12:26).

6. Trị Herpes zoster: ( Zona thần kinh ) mỗi lần uống bột Đương qui 0,5 - 1g, cách 4 - 6giờ uống 1 lần. Trị 54 ca, bình quân 6 - 7 ngày khỏi. ( Lê Trung Phi và cộng sự, Hiệu quả của Đương qui trị 54 ca Herpes zoster, Tạp chí Trung hoa y học 1961, 5:317).

7. Trị viêm họng mạn: dùng 50% dịch Đương qui chích vào huyệt nhạy cảm ở cổ ( thường vị trí huyệt cách đốt sống cổ 4 và 5 ra 2 bên 5 phân, tương đương huyệt Giáp tích Hoa đà), mỗi lần mỗi bên 0,5ml, ngày 1 lần, 10 lần là một liệu trình. Theo dõi 130 ca kết quả tốt ( Lý Trấn, Chích dịch 50% Đương qui vào huyệt nhạy cảm ở cổ trị viêm họng mạn tính 130 ca Tạp chí Trung y Liêu ninh 1986,4:39).

5: Bromelain:

Bromelain là một enzym thủy phân protein được chiết từ dứa tươi. Nó được biết có tác dụng giảm viêm và có lợi ích trong việc giảm phù. Cơ chế kháng viêm có thể dó nó hoạt hóa sản sinh Plasmin từ Plasminogen và nó làm giảm sản sinh kinin bằng cách ức chế sự biến đổi kininogen thành kinin.

Công dụng y học

- Đông y coi dứa như có vị chua ngọt, tính bình, có tác dụng giải nhiệt, hỗ trợ tiêu hóa,tránh táo bón.

- Bromelain trước đây được lấy ra từ nước chiết dứa. Ngày nay chất này cũng được chiết ra từ cuống dứa. Yếu tố này giúp tiêu hóa thực phẩm,nhất là thịt cá, làm giảm sưng tế bào mềm khi bị thương tích hoặc giảm viêm sau giải phẫu.

- Súc miệng bằng nước trái dứa làm giảm cơn đau viêm cuống họng.

- Nước lá dứa non làm hạ nóng sốt. Dứa là món ăn rất lành và bổ dưỡng. Tuy nhiên, đôi khi dứa có thể gây dị ứng nhẹ ở da vì có chất bromelain.Tại các tiệm bán “thực phẩm tốt” Health Food có bán viên Bromelain và được giớithiệu là chữa được bệnh tim, phong khớp, viêm xoang, viêm nhiễm đường tiểu tiện, trật gân, bong gân và vài bệnh khác. Dùng chung với kháng sinh như Amoxicillin, tetracycline, chloramphenicol, bromelain có thể gia tăng sự hấp thụ các kháng sinh này và làm cho mức độ thuốc trong máu lên cao

- Bromelain kết hợp với Trypsin có thể làm tăng tác dụng của kháng sinh.

Viết bình luận của bạn:
0828 545405